Cách tăng sức đề kháng hiệu quả nhất là kết hợp điều chỉnh lối sống và ăn uống. Hãy cùng Lavigen tìm hiểu các phương pháp tăng để kháng để bảo vệ bản thân và gia đình nhé.
Gia đình vui khỏe – tự tin lướt qua đại dịch
Sức đề kháng quan trọng nhường nào
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể. Đây chính là tấm khiên bảo vệ tốt nhất trong tình hình dịch ngày càng nhiều biến chủng mới. Do đó ngoài việc tuân thủ theo các hướng dẫn của Bộ Y tế thì tăng đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch mới là vũ khí tuyệt vời nhất để chống các loại dịch bệnh, virus nguy hiểm.
Vậy nên ngay khi cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu giảm đề kháng hãy đi kiểm tra sức khỏe và tham khảo các cách tăng sức đề kháng trong các phần tiếp theo của bài viết này nhé.
Nguyên nhân suy giảm sức đề kháng
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Ô nhiễm không khí
- Ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn
- Uống ít nước
- Thức quá khuya
- Stress thường xuyên và kéo dài
- Lạm dụng kháng sinh
- Thừa cân
Khi sức đề kháng giảm sẽ khiến hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng
Nếu bạn dễ bị ốm, mệt mỏi và người luôn lờ đờ hãy tìm tìm cách tăng sức đề kháng ngay nhé
Suy nhược tinh thần
- Luôn có cảm giác gió chịu
- Cơ thể thiếu sức sống
- Dễ mệt mỏi
- Tinh thần ủ rũ
- Suy nhược
Dễ bị ốm, cảm lạnh, cảm cúm
Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương lâu lành
Bệnh thường xuyên tái phát
Tiêu hóa kém
Dễ mệt mỏi (ngay cả khi ngủ đủ giấc)
Hậu quả của việc giảm đề kháng
Sức đề kháng vô cùng quan trọng với sức khỏe. Người có sức đề kháng tốt có thể ngăn ngừa/làm suy yếu phần lớn các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Nếu đề kháng kém sẽ là “cơ hội” cho các loại virus, vi khuẩn tấn công cơ thể.
Những người mắc bệnh mãn tính càng nguy hiểm hơn vì khi đề kháng giảm mà bị các bệnh truyền nhiễm… sẽ dễ gây biến chứng nặng. Thậm chí còn gây tử vong.
Nghiêm trọng hơn là trong bối cảnh “đại dịch Covid-19” vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường thì những người đề kháng kém chính là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. Và khi mắc bệnh rồi sẽ rất dễ gây nguy hiểm hơn so với nhóm người có hệ miễn dịch tốt hơn.
Để khắc phục hậu quả hãy tìm các cách tăng sức đề kháng tự nhiên và dễ thực hiện.
Những nhóm người dễ bị suy giảm sức đề kháng
Sức đề kháng dễ bị suy giảm nếu bạn có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên bị stress… Không chỉ vậy mà các nhóm người dưới đây cũng rất dễ bị giảm đề kháng:
-
Người cao tuổi
Theo tuổi tác và bệnh lý, sức đề kháng của nhóm người này đã bị “mài mòn” rất nhiều. Điều đó khiến các tế bào miễn dịch trở nên yếu và chậm đi rất nhiều trong việc chiến đấu và chống lại virus.
-
Người mắc bệnh mãn tính
Người mắc bệnh mãn tính như: tim mạch, gan, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, sử dụng thuốc đặc trị, nhiễm độc tố…
-
Trẻ em từ 6 tháng – 3 tuổi
Giai đoạn này được coi là “khoảng trống miễn dịch” trong quá trình phát triển của con người. Đây là thời điểm hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng của trẻ khá yếu.
-
Phụ nữ mang thai
Mẹ bầu là đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng tạm thời. Vậy nên mẹ bầu rất dễ bị nhiễm trùng và khi mắc bệnh sẽ dễ trở nặng, khó điều trị hơn so với bình thường.
-
Người vừa ốm dậy
Đây là thời điểm hệ miễn dịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn, virus xâm nhập.
Các cách tăng sức đề kháng hiệu quả
Các cách tăng sức đề kháng để có cuộc sống khỏe mạnh và lành mạnh hơn
-
Ngủ đủ giấc
-
Hạn chế căng thẳng
-
Bổ sung chất xơ
-
Bổ sung các chất béo – tốt, khỏe
-
Tập thể dục đều đặn
-
Uống đủ nước
-
Tắm nắng
-
Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế
Cách bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất là mỗi người, mỗi gia đình tự điều chỉnh thói quen sống để nâng cao đề kháng. Bộ Y tế khuyến khích người dân ngoài việc tăng cường vận động, vệ sinh cá nhân/nơi ở thì nên áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày.
Lý giải nguyên tắc dinh dưỡng 4-5-1:
Số 4 – là chế độ cân đối 4 yếu tố:
- Cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng: Carbohydrate, protein, lipid
- Cân đối về protein giữa đạm động vật và đạm thực vật
- Cân đối về lipid giữa lipid động vật và lipid thực vật
- Cân đối về vitamin và khoáng chất
Theo đó, tỉ lệ cân bằng các chất trong bữa ăn hàng ngày là:
Protein đạt từ 13% – 20%
Chất béo (lipid) từ 20% – 25%
Tinh bột (carbohydrate) từ 55% – 65%
Số 5 – là để đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn cần ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. 8 nhóm thực phẩm đó là:
- Nhóm lương thực cơ bản (gạo, mì…) cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể
- Nhóm các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc…) cung cấp đạm thực vật
- Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp đạm động vật và canxi
- Nhóm thịt, cá, hải sản: cung cấp đạm động vật, đặc biệt các axit amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được.
- Nhóm trứng và sản phẩm từ trứng: cung cấp đạm động vật và nhiều dưỡng chất quý.
- Nhóm củ quả màu vàng, cam, đỏ (cà rốt, bí, gấc, cà chua) hoặc rau màu xanh thẫm: cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng. Rau càng sẫm màu càng có giá trị dinh dưỡng cao.
- Nhóm rau củ quả khác: cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ.
- Nhóm dầu ăn, mỡ các loại: cung cấp năng lượng và các axit béo cần thiết.
Số 1 – là mỗi bữa ăn cần được kết hợp hài hòa, cân đối giữa các nhóm chất và thực phẩm. Không nên kiêng khem hay lạm dụng bất kỳ nhóm thực phẩm nào.
Thực hiện nguyên tắc dinh dưỡng trên trong các bữa ăn hàng ngày giúp tạo nền tảng sức khỏe ổn định và khả năng đề kháng cao nhất cho cơ thể. Đây chính là cách tăng sức đề kháng đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Bổ sung đủ các loại vitamin, khoáng chất giúp tăng đề kháng
Hãy tận dụng các thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất qua các bữa ăn hàng ngày
Đưa các sản phẩm tự nhiên sẵn có vào bữa ăn là cách tăng sức đề kháng dễ và hiệu quả nhất.
Vitamin A
Vitamin A có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch. Thiếu vitamin gây rối loạn khả năng tự bảo vệ của hệ miễn dịch, giảm bài tiết khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Để cung cấp vitamin A cho cơ thể hãy ăn các thực phẩm như: gan gà, gấc, rau ngót, rau dền…
Vitamin E
Vitamin E giúp bảo vệ tế bào, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, virus, duy trì sự tồn tại và hoạt động của các khu vực thần kinh trong não bộ. Đây cũng là chất chống oxy hóa, ngăn ngừa hoạt động gây hại của gốc tự do, tham gia vào chuyển hóa tế bào.
Để cung cấp vitamin E hãy ăn các loại thực phẩm như: dầu hướng dương, dầu ô liu, mầm lúa mạch, vừng lạc, giá đỗ, các loại rau màu xanh lá đậm.
Vitamin C
Bổ sung đủ vitamin C giúp các globulin miễn dịch tăng, bạch cầu hoạt động cũng tốt hơn. Ngược lại, thiếu vitamin C khiến cơ thể dễ mắc bệnh truyền nhiễm, da xấu và dễ nứt hơn.
Để cung cấp vitamin E hãy ăn các loại thực phẩm như: rau dền, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay, bưởi, quýt, cam, chanh, đu đủ…
Bổ sung đủ các vitamin C là cách tăng sức đề kháng hiệu quả.
Vitamin D
Giúp xương phát triển chắc khỏe. không chỉ vậy, vitamin này còn liên quan đến nhiều chức năng của hệ miễn dịch, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh…
Để cung cấp vitamin D hãy thường xuyên tắm nắng và ăn các loại thực phẩm như: hải sản, gan cá, lòng đỏ trứng…
Vitamin nhóm B
Vitamin B9 – B6 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Thiếu hụt vitamin B9 làm giảm quá trình tổng hợp các tế bào tham gia vào cơ chế miễn dịch. Thiếu vitamin B6 làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể (miễn dịch dịch thể và trung gian tế bào).
Vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh của cơ thể. Vậy nên nếu cơ thể thiếu B6 không chỉ ảnh hưởng sức đề kháng, miễn dịch còn gây ra các vấn đề như: thiếu máu, phát ban, khô môi, nứt khóe miệng, sưng lưỡi. Một số triệu chứng khác là trầm cảm, lú lẫn.
Bổ sung đủ các vitamin nhóm B cũng là một cách tăng sức đề kháng hiệu quả.
Sắt
Các thực phẩm giúp bạn bổ sung sắt qua bữa ăn hàng ngày
Sắt giúp mang oxy đến các tế bào, có vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch.
Để cung cấp sắt hãy ăn các loại thực phẩm như: thịt đỏ (cần hạn chế số lượng), thịt gà, cá mòi/cá ngừ, hàu, sò, trai, các loại đậu (đậu que, đậu bắp…), bông cải xanh, cải xoăn, ngũ cốc bổ sung chất sắt.
Kẽm
Kẽm cần cho quá trình sản xuất tế bào mới.
Để cung cấp kẽm hãy ăn các loại thực phẩm như: hàu, cua, thịt nạc, thịt gia cầm, sữa chua, đậu gà… và một số thực phẩm chay.
Selen
Selen có tác dụng mạnh mẽ đối với hệ thống miễn dịch và là dưỡng chất không thể thiếu để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên dùng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ. Bổ sung đủ selen cho cơ thể là cách tăng sức đề kháng tốt nhất.
Để cung cấp selen hãy ăn các loại thực phẩm như: hải sản (cá ngừ, vá bơn, cá mòi), thịt, gan, gia cầm, phô mai que.
Protein
Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
Để cung cấp protein hãy ăn các loại thực phẩm như: thịt gia cầm, thịt heo, thịt bò, cá, trứng, thực phẩm từ đậu nành, các sản phẩm từ sữa ít béo…
Để bổ sung toàn diện các dưỡng chất trên một cách hiệu quả nhất bạn nên bổ sung cả từ nguồn thực phẩm và viên uống. về viên uống bạn có thể bổ sung đa dạng dưỡng chất bằng viên nén tảo xoắn Spirulina Lavigen.
Tảo xoắn Spirulina Lavigen giúp bổ sung đa dưỡng chất – đây là cách tăng sức đề kháng hiệu quả nhất
Viên uống tảo xoắn Spirulina Lavigen
Trên đây là các cách tăng sức đề kháng đơn giản và hiệu quả nhất. Hãy kiên trì làm theo các phương pháp trên để chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ Hotline 0981 036 360 để được tư vấn miễn phí cách dùng tảo xoắn Spirulina Lavigen để bổ sung dưỡng chất hiệu quả nhé!
Tảo xoắn Spirulina Dạng Tươi
Tảo xoắn Spirulina Dạng Viên
Tảo xoắn Spirulina Dạng Cốm
Tảo xoắn Spirulina Dạng Bột